Những kinh nghiệm bổ ích cho bạn khi đi du học Đức

Khi nhắc đến nước Đức, hẳn bạn sẽ nghĩ ngay tới một quốc gia phát triển với nền kinh tế, điều kiện sống cũng như chất lượng giáo dục hàng đầu Châu Âu. Đặc biệt, người dân Đức được bạn bè quốc tế biết tới với đặc điểm là luôn quan tâm khắt khe về chất lượng của mọi sản phẩm, từ những vật dụng nhỏ cho tới cả chất lượng đời sống, giáo dục,...

Người tạo: admin
Chính vì vậy, nền giáo dục Đức nổi tiếng về sự sàng lọc khắt khe và chương trình học cũng có yêu cầu cao hơn so với nhiều quốc gia khác. Với nguyên tắc khuyến khích tinh thần, khả năng học tập của học sinh, các trường đại học ở Đức luôn hướng tới mở rộng quan hệ hợp tác, tăng cường các chương trình học trao đổi, chương trình đào tạo quốc tế; nhờ đó đa dạng các khóa học và giúp học sinh có nhiều cơ hội phát triển khả năng của mình. Thực tế, chất lượng giáo dục của Đức luôn được đánh giá cao trên toàn thế giới với sự pha trộn giữa hiện đại và thực tiễn.

Bài viết này chúng tôi sẽ trình bài một số kinh nghiệm du học Đức bổ ích cho những bạn có dự định đi du học trong tương lai.

> > Xem thêm: Học tiếng Đức trong giao tiếp kinh doanh

 
Kinh nghiệm du học Đức
Kinh nghiệm du học Đức

Kinh nghiệm:


1/ Hệ thống giáo dục
 
Hệ thống giáo dục ở Đức được chia thành 2 loại: hệ thống các trường đại học tổng hợp và các trường đại học khoa học ứng dụng, cụ thể:

Hệ thống các trường đại học tổng hợp (Uni, TU): Hệ thống các trường tập trung chủ yếu vào nghiên cứu học thuật với các chương trình giảng dạy luôn phải được tuân thủ, định hướng dựa trên nguyên tắc duy nhất: “Sự thống nhất trong nghiên cứu và giảng dạy”. Đây được coi là hệ thống đóng vai trò nòng cốt trong giáo dục đại học Đức từ trước đến nay.

Hệ thống các trường đại học khoa học ứng dụng (FH): Hệ thống các trường đào tạo định hướng thực tiễn, chuyên sâu vào kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng chuyên môn. Các chương trình đào tạo của các trường luôn được tổ chức, sắp xếp chặt chẽ giúp thời gian học tập được rút ngắn hơn (thông thường là 4 năm). Đặc biệt, sinh viên của các trường thực hành có thể dễ dàng xin việc sau khi tốt nghiệp vì phần lớn các doanh nghiệp Đức cũng như doanh nghiệp Việt Nam đều muốn tuyển dụng những nhân viên có tay nghề và thực hành giỏi.

Những ngành nghề phổ biến ở Đức thường là cơ khí, kỹ thuật, kinh tế hay các ngành khoa học vật liệu mới, khoa học xã hội hay kiến trúc, hội họa,… Ngoài ra, tại các trường Đại học của Đức, có rất nhiều các môn khoa học liên ngành được mở ra như Tin học kinh tế; Kinh tế xây dựng, kinh tế bất động sản, công nghệ sinh học,… Các môn học này đang thu hút rất nhiều sinh viên đến từ các nước trên thế giới.
 
2/ Hồ sơ Du học Đức
 
Do việc chọn lọc khắt khe của các trường tại Đức, các bạn học sinh muốn đăng ký học tại quốc gia này cần chuẩn bị kĩ càng và cẩn thận hồ sơ xin học của mình. Những văn bản/giấy tờ cơ bản cần thiết có thể kể tới:

Chương trình Cử nhân:

– Học bạ/ Bảng điểm/Bằng cấp cao nhất.

– Chứng chỉ Test AS.

– Chứng nhận thẩm định bằng cấp APS.

– Thư giới thiệu bản thân (Motivation Letter).

– Chứng chỉ Ngoại ngữ (Tiếng Anh: IELTS/TOEFL hoặc tiếng Đức: B1/DSI-II).

– Chứng nhận tham gia hoạt động ngoại khóa/Bằng khen/Giấy khen (nếu có).

Chương trình Thạc sĩ:

– Bảng điểm/ Bằng TN cử nhân.

– Chứng nhận thẩm định bằng cấp APS.

– Thư giới thiệu bản thân (Motivation Letter).

– Thư giới thiệu.
 
Du học Đức
Trong hồ sơ cần có thư giới thiệu

– Chứng chỉ Ngoại ngữ (Tiếng Anh: IELTS/TOEFL hoặc tiếng Đức: B1/DSI-II).

– CV/ xác nhận kinh nghiệm làm việc.

Ngoài ra, với các bạn học sinh tham gia khóa học liên quan tới Nghệ thuật/Thiết kế/Kiến trúc, có thể trường sẽ yêu cầu nộp thêm Portfolio – bản vẽ/mẫu thiết kế/bản thu – video/… thể hiện khả năng, năng khiếu của bạn trong ngành học đăng ký.

> > Xem thêm: Bạn sẽ tốn chi phí bao nhiêu nếu chọn du học Đức?
 
3/ Hành trang Du học Đức
 
Khi có trong tay tấm Visa Du học Đức, chắc chắn các bạn sẽ có một cảm giác xen lẫn giữa vui mừng và đôi chút lo lắng – lo lắng bởi mình sắp bắt đầu một cuộc sống độc lập ở một quốc gia hoàn toàn xa lạ; bởi không biết mình nên mang những gì, làm những gì sau đó;… Hãy nhớ rằng, khi du học, bạn luôn cần chuẩn bị sẵn sàng cho mình một tâm thế chủ động trong mọi chuyện và phải tự quyết định mọi vấn đề xảy ra. Để vững tâm hơn trong quãng đường sắp tới, bạn có thể:
 
Visa du học Đức
Visa du học Đức
 
Tìm hiểu thông tin về khu vực bạn sẽ học tập và sinh sống qua báo chí, internet, bạn bè, diễn đàn để định hình được cho mình một cách tổng quan về cuộc sống, con người và văn hóa. Một trong những điều quan trọng nhất là các bạn nên tìm hiểu kĩ về mức sinh hoạt tại nước ngoài để có một kế hoạch chi tiêu hợp lý.

Tìm hiểu đường bay, sân bay quá cảnh (transit – nếu có) và sân bay tại Đức để biết cách đi lại; đồng thời tìm hiểu những vật dụng/thực phẩm không được mang lên máy bay/hạn mức cân nặng của hành lý,… để chuẩn bị cho tốt.

Học cách đi chợ và nấu những món ăn cơ bản để chuẩn bị cho cuộc sống tự lập. Việc mua đồ ăn nấu sẵn tại nước ngoài đắt hơn so với việc tự nấu nướng khá nhiều. Nấu ăn sẽ là một kĩ năng cần thiết để bạn chủ động trong sinh hoạt và tiết kiệm chi phí, dù với nam hay nữ.

Tìm cách liên hệ với cộng đông người Việt ở Đức, điều này sẽ giúp bạn càm thấy “ấm áp” hơn khi ở xa quê hương và họ sẽ giúp đỡ, cho bạn nhiều lời khuyên có ích trong những ngày đầu bạn tới đây. Ở mỗi trường hay mỗi thành phố/khu vực tại nước ngoài đều có Cộng đồng/Hội Du học sinh Việt Nam – những bạn trẻ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình học.

Quan trọng hơn cả, bạn nên chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho mình. Đối mặt với cuộc sống hoàn toàn mới, bạn có thể háo hức, buồn, xáo động, lo lắng, stress, nhớ nhà, nhớ người thân,…; nhưng các bạn cần chủ động vượt qua những vấn đề đó bằng cách tập trung vào học tập, tham gia các hoạt động ngoại khóa, giao lưu với bạn bè, sử dụng skype/facetime/….để liên lạc với gia đình,… Quan trọng nhất, các bạn cần biết mục tiêu của mình là để ‘học’ – và đừng để bất cứ điều gì ảnh hưởng tới việc học tập của bạn. Vượt qua được mỗi khó khăn, bạn sẽ càng trưởng thành và mạnh mẽ hơn; chắc chắn sau thời gian Du học, bạn sẽ thấy mình thay đổi một cách bất ngờ.
 
4/ Kiến thức về văn hóa/con người tại Đức
 
Chắc bạn cũng sẽ băn khoăn rất nhiều về con người ở đất nước bạn sẽ tới. Nhìn tổng quan, New Ocean sẽ chia sẻ một số thông tin bạn cần biết sau đây:

- Người Đức rất đúng giờ. Chính vì vậy, bạn nên quen dần với tác phong lên lịch hẹn và đúng giờ khi gặp mặt; kể cả khi đi học. Thông thường, mọi người không yêu cầu bạn phải đến sớm; nhưng với những buổi hẹn quan trọng, bạn nên đến sớm khoảng 10 -15 phút. Nếu trường hợp khẩn cấp các bạn cần điện thoại thông báo trước và nói rõ lý do vì sao trễ và trễ trong khoảng bao lâu cho người mình đã hẹn nhé.
 
- Văn hóa chào hỏi tại Đức cũng là một điều quan trọng. Người dân Đức thường có 2 cách chào: “ôm nhẹ” hoặc “bắt tay” – thường thì việc ôm sẽ thực hiện với người đã thân thiết. Bạn nên để ý xem đối phương có thói quen chào theo kiểu nào để đáp lễ một cách lịch sự. Đồng thời, bạn không nên cười nhẹ xã giao. Mặc dù việc đó rất phổ biến và bình thường trong văn hóa Việt Nam, nhưng với người Đức đó có thể là biểu hiện của sự “tự cao”.

- Trong các buổi tiệc, bạn đừng mong mình sẽ là “trung tâm vũ trụ” vì mọi người sẽ ít khi nói về vấn đề cá nhân mà thường trao đổi những chủ đề như pháp luật, kinh tế, chính trị, âm nhạc…. Và những chủ đề này thay đổi liên tục, khó mà nắm bắt, nếu như bạn không có một vốn kiến thức đủ sâu và rộng. Điều quan trọng hơn nữa là bạn phải có “trình độ” tiếng Đức để có thể bàn luận. Một mặt các bạn phải hiểu tận tường cuộc hội thoại và hiểu được chính xác mình muốn nói gì và nói thế nào. Bạn sẽ tự thấy mình hết sức lạc lõng nếu như không hiểu họ đang nói gì, hoặc lâu lâu thêm một câu mà cũng không bắt nhịp được. Vì thế tiếng Đức rất quan trọng với việc bạn có tạo lập được mối quan hệ thân thiết với người Đức hay không. Hãy cứ thử tưởng tượng mọi người đang bàn tán sôi nổi,thì bạn bập bẹ mãi không diễn đạt được câu mình muốn nói, hoặc cười chữa ngượng khi có ai đó nhìn vào mình và cảm thấy đang lạc lõng và muốn kết thúc mau chóng. Nhưng bạn đừng vội nản, cứ trau dồi tiếng Đức từ từ, để “toàn cầu hoá” bản thân mình thì tốt nhất nên để cái tôi qua một bên và đặt tinh thần học hỏi lên hàng đầu.
 
Văn hóa du học Đức
Văn hóa tiệc tùng tại Đức

- Người Đức thường rất ngay thẳng và khá nghiêm túc, cổ điển. Họ không thích nói bông đùa hoặc đùa cợt một cách thoải mái như người Mỹ. Nhìn chung, người Đức thường khá khó tính nhưng cũng rất vui tính, họ rất hài hước nhưng cũng rất tinh tế. Do đó, họ có cách đùa theo cách riêng của họ. Các bạn hãy lưu ý điều này trong các buổi trò chuyện, chia sẻ với người Đức nhé.

Kinh nghiệm phỏng vấn


Phải kiểm tra tất cả giấy tờ hồ sơ trước khi đi phỏng vấn, tốt nhất là không thừa và cũng không thiếu theo yêu cầu của đại sứ quán. Chỉ có người xin visa mới được vào phỏng vấn, còn lại thì tất cả phải ở ngoài. 

Khi đi phỏng vấn thì nên ăn mặc lịch sự, quần áo phải chỉnh tề, tóc tai phải gọn gàng. Con trai thì nên thắt cà vạt, còn gái thì nên mặc veston. Không nên mặc quần bò, áo phông khi đi phỏng vấn.

Khi được phỏng vấn thì phải hết sức bình tĩnh, trả lời chậm, rõ ràng những câu hỏi của họ. Nếu không hiểu rõ câu hỏi thì nên hỏi lại, tránh tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt” thì chắc chắn bị loại. 

Qua thông tin của một số bạn bè cho biết, các bạn có thể trả lời phỏng vấn bằng tiếng Đức, Anh hoặc Việt Nam. Khi phỏng vấn, thông thường do hai người cùng ngồi hỏi, một là nhân viên Việt nam, người kia là nhân viên Đức. Vì thế, trong trường hợp xấu nhất, nếu các bạn không thể nói được tiếng Đức hoặc Anh thì phần phỏng vấn của nhân viên Đức sẽ do nhân viên Việt nam phiên dịch cho bạn.

Nội dung phỏng vấn chủ yếu xoay quanh mục đích bạn xin đi học hoặc làm việc.

Ví dụ một số câu hỏi thường gặp:

- Sang theo mục đích gì? (Học tập, thăm thân, công tác...).

- Mối quan hệ giữa người mời (ở bên Đức) với người phỏng vấn như thế nào (nếu thuộc diện sang thăm thân) và người đó đang làm gì?

- Thời gian ở lại Đức là bao lâu?

- Đã đi nước ngoài lần nào chưa?

- Có biết nói tiếng Đức, anh hoặc ngoại ngữ nào khác không?

- Đi theo diện Cơ quan Việt Nam cử đi hay cá nhân?

- Bạn lấy kinh phí ở đâu để du học?

- Bạn sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp?

- Bạn thích học ngành gì, bạn sẽ sống như thế nào?

- Nếu sang tới Đức, anh/chị có định ở lại Đức không? (Tốt nhất trả lời là "Không").

Việc xin Visa du học Đức tương đối rõ ràng: Nhiều người nói rằng, nếu bạn có đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu thì sẽ rất đơn giản, bạn sẽ được cấp visa trong thời gian tương đối nhanh.
 
Xin visa du học Đức dễ dàng
Việc xin Visa du học Đức tương đối rõ ràng

Sau đây là các yêu cầu của phía Đức:

- Đơn xin cấp visa, 3 bản Passport, ảnh cá nhân.

- Các giấy tờ liên quan chứng tỏ trình độ của bạn đáp ứng được các yêu cầu của trường Đại học đề ra (Xin xem phần:. Thủ tục xin giấy mời nhập học của trường Đại học).

- Giấy mời nhập học của trường Đại học/ Cao học.

- Giấy chứng nhận trình độ tiếng Đức (tối thiểu 400 tiết).

- Giấy đăng ký một khóa học tiếng Đức tại Đức và hoá đơn trả tiền (Nếu cần phải học một khoá tiếng Đức trước khi nhập học).

- Chứng minh tài chính: Hoặc Giấy bảo lãnh tài chính nếu bạn có thân nhân bên Đức. Hoặc Giấy tờ chứng minh đã ở một tài khoản 7020 Euro tại Ngân hàng Đức Deutsche Bank.

- Bảng tóm tắt quá trình học tập công tác bắt đầu từ khi tốt nghiệp PTTH.

Tất cả các hồ sơ tiếng Việt phải được dịch ra tiếng Đức và sao y bản chính tại phòng công chứng.

Nếu trình độ tiếng Đức của bạn chưa đủ để xin giấy nhập học tại trường ĐH mặc dù bạn có tất cả các điều kiện khác, phía Đức vẫn chấp nhận CDC bảo lãnh bạn sang Đức và giấy chấp nhận học ĐH sẽ được xin trong thời gian bạn học tại trung tâm CDC. 

Sau khi bạn đã nộp đầy đủ các giấy tờ trên và khoản lệ phí 30 USD, ĐSQ / LSQ Đức sẽ hẹn bạn thời gian phỏng vấn và gửi hồ sơ về Đức để thẩm tra. Trong quá trình xét duyệt, phía Đức có thể sẽ đòi hỏi bổ sung các giấy tờ sau:

- Xác nhận về chỗ ở trong thời gian tại Đức (Bảo lãnh của thân nhân hoặc Hợp đồng thuê nhà).

- Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe.

- Vé máy bay.

> > Xem thêm: Cơ hội việc làm tốt khi học ngôn ngữ mới - tiếng Đức

Đầu tiên, phía Đức sẽ cấp cho bạn Visa du học tạm thời có thời hạn là 3 tháng. Sau khi tới Đức, CDC sẽ hỗ trợ, hướng dẫn bạn về thủ tục gia hạn Visa tại Sở ngoại kiều nơi bạn lưu trú. Bạn phải đăng ký gia hạn Visa trong vòng 3 tháng sau khi tới Đức. Tùy theo kế hoạch học tập và chính sách của từng bang, Sở ngoại vụ Đức sẽ cấp Visa 6 tháng, 1 năm hoặc 2 năm cho bạn. 

Bạn nên nộp đơn xin Visa học Đại học cho ĐSQ/LSQ Đức. Visa du lịch hoặc các Visa khác không thể xin chuyển thành Visa học Đại học sau khi bạn đã nhập cảnh vào Đức.

Trên đây là một số thông tin và kinh nghiệm bỏ túi hữu ích cho những bạn học sinh sinh viên cần tìm hiểu khi muốn du học Đức. Hy vọng với những thông tin này các bạn có thể hoàn thành chuyến du học của mình một cách tốt nhất.

Tags: review du học Đức, review du học nghề tại Đức, du học Đức nên chọn ngành nào, điều kiện du học Đức 2021, chi phí hồ sơ du học Đức, có nên du học tại Đức, visa du học Đức, chi phí du học Đức 2021.

Tin cùng chuyên mục

Bình luận